Improve your health by learning
Hypertension
Hypertension Blog
Hypertension: Nutrition
< Go back

Chất Kali Giúp Ổn Định Huyết Áp (Potassium For A Stable Blood Pressure)

Nina Ghamrawi, MS, RD, CDE
July 21, 2025

Cơ thể bạn cần khoáng chất và luôn cố gắng duy trì một lượng khoáng chất nhất định trong máu. Khi bạn không nhận đủ khoáng chất từ thực phẩm, cơ thể sẽ giữ lại nhiều hơn những khoáng chất mà chế độ ăn thường dư thừa – chẳng hạn như natri. Và chỉ uống vitamin bổ sung không là không đủ! Kali (Potassium) là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động bình thường. Kali giúp hạ huyết áp bằng cách hỗ trợ thận cân bằng tác động tiêu cực của muối và natri.

Kali hoạt động như thế nào?

Khi bạn ăn nhiều kali hơn, cơ thể sẽ thải ra nhiều natri hơn qua nước tiểu. Kali cũng giúp làm giãn các thành mạch máu, từ đó hỗ trợ giảm huyết áp thêm nữa.

Người lớn khỏe mạnh có huyết áp trên 120/80mmHg được khuyên nên tăng lượng kali trong chế độ ăn.

Tuy nhiên, kali có thể gây hại cho những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, có các vấn đề về chuyển hóa kali, hoặc đang dùng một số loại thuốc nhất định. Việc bổ sung kali liều cao nên được thảo luận với bác sĩ điều trị.

Chế độ ăn DASH được thiết kế giàu chất kali (khoảng 4.700 mg mỗi ngày) để tăng cường hiệu quả giảm huyết áp do hạn chế natri. Dưới đây là một số thực phẩm giàu chất kali.

Ví dụ về thực phẩm giàu kali và hàm lượng:

Kali chỉ là một phần của sức khỏe tim mạch

Mặc dù kali có thể làm giảm tác động của natri lên huyết áp, việc tăng cường kali nên đi kèm với nỗ lực giảm tiêu thụ muối, ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống. Hãy bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ thực phẩm tự nhiên. Nếu bạn hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về các chiến lược bỏ thuốc. Nếu bạn chưa vận động nhiều, hãy tìm hoạt động bạn yêu thích và thực hiện mỗi ngày — như việc đánh răng hay tắm rửa.

Có thể bổ sung quá nhiều kali không?

Có. Bổ sung quá nhiều kali có thể nguy hiểm với người mắc bệnh thận, do thận không thể lọc bỏ hết kali dư thừa. Kali cao trong máu (gọi là tăng kali máu) thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu có thể gặp: buồn nôn, nhịp tim yếu hoặc không đều, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc thực phẩm chức năng bổ sung kali bên ngoài. Ngoài ra, cẩn trọng với muối thay thế (salt substitute) – vì chúng có thể làm tăng kali, đặc biệt ở người có bệnh nền hoặc đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors).

We're here to support you.

Contact our call center at 1-866-899-3998. Mon-Fri, 6AM-5PM PST