Improve your health by learning
Diabetes
< Go back
  • /articles/6-myths-about-diabetes

  • /articles/6-mitos-sobre-la-diabetes-6-myths-about-diabetes

6 khúc mắc về bệnh tiểu đường (6 Myths About Diabetes)

Dongwan (Nora) Zhu, MS, RD
June 15, 2023
April 8, 2024

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 10,5% dân số Mỹ bị tiểu đường vào năm 2018. Mặc dù bệnh tiểu đường rất phổ biến, nhưng bệnh vẫn bị hiểu sai ở nhiều nơi. Thông tin về tiểu đường có sẵn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các chuyên gia y tế, internet, bạn bè hoặc gia đình, và khó để chúng ta xác định nguồn thông tin nào là chính xác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những khúc mắc về bệnh tiểu đường phổ biến nhất.

Khúc mắc #1: Tiểu đường không phải là một căn bệnh nghiêm trọng.

Sai! Mức đường huyết cao có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với các cơ quan khác trong cơ thể ngay cả ở giai đoạn tiền tiểu đường.

Mức độ kiểm soát đường huyết càng kém, nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường càng cao.

Một số biến chứng có thể có bao gồm:

  • Bệnh tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
  • Tổn thương dây thần kinh như cảm giác tê, tê bì hoặc đau tay chân.
  • Vấn đề về thận như suy thận.
  • Tổn thương mắt và có thể dẫn đến mù lòa.
  • Tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng da, trầm cảm, bệnh Alzheimer.

Khúc mắc #2: Tôi có thể chữa khỏi hoặc đảo ngược bệnh tiểu đường của mình.

Sai, theo nghiên cứu hiện tại, tiểu đường không thể được chữa khỏi. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, nó có thể đi vào trạng thái giảm triệu chứng. Tiền tiểu đường và tiểu đường xảy ra khi tụy bắt đầu lão hóa và mất chức năng tế bào. Bất kỳ yếu tố nguy cơ di truyền nào, và cũng như bất kỳ tổn thương nào đã xảy ra với tụy, sẽ không biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu thói quen ăn uống lành mạnh, theo chu trình và tập thể dục, bạn có thể giảm thiểu áp lực lên tụy, và kiểm soát mức đường glucose. Tiếp tục duy trì các thói quen lành mạnh và theo dõi đường glucose để duy trì trong phạm vi bình thường.

Khúc mắc #3. Những người bị tiểu đường sẽ mất thị lực và chân.

Điều này chỉ đúng nếu bạn không kiểm soát mức đường huyết. Nếu theo dõi kỹ càng và kiểm soát trong phạm vi khỏe mạnh, mức đường huyết ổn định thì tỉ lệ tổn thương đến các dây thần kinh nhỏ và mạch máu là rất thấp.

Theo dõi chặt chẽ mức đường huyết và kiểm tra thị lực và chân hàng năm với bác sĩ là điều cần thiết để tránh các nguy cơ này.

Khúc mắc #4: Tôi không bị béo phì, vì vậy tôi không có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Sai. Mặc dù bệnh tiểu đường thường được liên kết với tình trạng thừa cân hoặc béo phì, nó cũng có thể xuất hiện ở những người có cân nặng lành mạnh. Khoảng 10% người mắc tiểu đường loại 2 có cân nặng bình thường hoặc thậm chí gầy. Mặc dù béo phì là một yếu tố góp phần vào nguy cơ mắc tiểu đường, chúng ta vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc tiểu đường:

  • Có bố mẹ hoặc anh chị em mắc tiểu đường.
  • Tuổi 45 trở lên.
  • Tham gia hoạt động thể chất ít hơn 3 lần mỗi tuần.
  • Từng mắc tiểu đường mang thai (tiểu đường trong thời kỳ mang bầu).
  • Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Latinh/Hoa Kỳ, người Mỹ bản địa hoặc Alaska (một số người da đảo Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á cũng có nguy cơ cao hơn).

Khúc mắc #5: Người mắc tiểu đường không thể ăn các loại thực phẩm chứa tinh bột.

Sai. Các loại thực phẩm chứa tinh bột như gạo, mì, hoặc bánh mì tuy có thể tăng mức đường huyết và người mắc tiểu đường có thể sẽ tránh tiêu thụ những loại thực phẩm này. Tuy nhiên, tinh bột là một trong ba chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn của chúng ta, chức năng chính của nó là cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Không có bằng chứng cho thấy người mắc tiểu đường cần phải tránh hoàn toàn các loại tinh bột. Điều quan trọng để kiểm soát mức đường huyết mà vẫn cho phép bạn thưởng thức tinh bột là kiểm soát khẩu phần ăn. Chọn các loại tinh bột giàu dinh dưỡng, có nghĩa là giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, và thấp hơn trong đường tổng. Ví dụ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau tinh bột, trái cây tươi và đậu và lạc. Hạn chế các loại thức ăn tinh bột tinh chế, được chế biến cao đường và chứa nhiều hạm lượng đường, bao gồm đồ uống có đường, ngũ cốc tinh chế, đồ ngọt và đồ ăn vặt.

Khúc mắc #6: Nếu tôi mắc tiểu đường, tôi không thể ăn đồ ngọt hoặc trái cây nữa

Sai. Đồ ngọt có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh. Theo Hiệp Hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người mắc tiểu đường có thể ăn đồ ngọt và món tráng miệng miễn là chúng được ăn như một phần của kế hoạch ăn uống lành mạnh hoặc kết hợp với việc tập thể dục. Chìa khóa để thưởng thức đồ ngọt là giảm kích cỡ phần ăn và chỉ dùng chúng thỉnh thoảng làm những món tráng miệng..

Mặc dù trái cây chứa đường, chúng cũng giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nếu bạn muốn ăn một cái gì đó ngọt, một ít trái cây yêu thích của bạn là một lựa chọn tuyệt vời.

Nếu bạn có câu hỏi về tiểu đường, xin vui lòng liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng trong đội ngũ chăm sóc Unified Care.

We're here to support you.

Contact our call center at 1-866-899-3998. Mon-Fri, 6AM-5PM PST